Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng là gì? Đạm cá được gọi là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và hiệu quả trong việc nuôi dưỡng cây trồng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng đạm cá một cách thông minh. Giúp tối ưu hóa sức khỏe và năng suất của cây. Đồng thời thúc đẩy sự bền vững trong nông nghiệp. Cùng xem chi tiết để có vườn cây trồng phồn thịnh hơn ngay hôm nay!

Tìm hiểu cách sử dụng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

1. Phân đạm cá là gì?

1.1 Khái niệm phân đạm cá

Phân bón đạm cá là một loại phân hữu cơ được tạo ra từ các thành phần của cá. Như đầu, nội tạng, xương và vây sau quá trình khai thác và chế biến. Khi ủ lên men, chúng tạo thành phân bón dạng lỏng giàu axit amin, đạm, khoáng, lân, kali và vitamin. Việc ủ đạm cá đúng cách đảm bảo rằng tất cả những dưỡng chất quan trọng này được bảo tồn. Giúp cây hấp thụ một nguồn dưỡng chất đa dạng và phát triển mạnh mẽ.

1.2 Thành phần dinh dưỡng

Phân đạm cá chứa đựng đa dạng dinh dưỡng. Với tỷ lệ đạm cá tương đương với phân NPK là 4:1:1. Dinh dưỡng như axit amin, vitamin A, vitamin D, và các loại vitamin nhóm B trong cá. Được chuyển hóa thành đạm hữu cơ. Đặc biệt, các yếu tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magie, và Mangan được bảo toàn và chuyển hóa thành nguồn năng lượng tích cực. Hỗ trợ sự phát triển vững mạnh của cây trồng.

1.3 Đạm cá có những loại nào?

Các dạng đạm cá bao gồm:

  • Phân đạm cá viên: Chất phân này không chỉ ngăn chặn mùi. Mà còn có thể được sử dụng lâu dài, thích hợp để bón lót cho cây rau, củ, hoa màu và kích thích sự phát triển của cây.
  • Đạm cá dạng nước (dung dịch đạm cá): Loại dung dịch này giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh chóng. Thông thường, người dùng sẽ pha chúng với nước và tưới qua lá, dưới gốc để cung cấp dưỡng chất hiệu quả.
  • Phân bón lá đạm cá: Kết hợp với các loại thuốc trừ sâu, phân này hỗ trợ cây trong quá trình sinh trưởng. Việc phun vào sáng sớm hoặc chiều mát là lựa chọn tối ưu để tối đa hóa hiệu suất của nó trong quá trình nuôi trồng.

2. Công dụng của phân đạm cá là gì?

Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

Phân đạm cá có tác dụng đặc biệt với từng loại cây khác nhau, như sau:

Hoa hồng và cây cảnh:

  • Thúc đẩy quy trình ra lá, đâm chồi non và ra hoa với chất lượng tốt hơn.
  • Lá sẽ ra nhiều và đậm màu, hoa sẽ to hơn và cánh nhuận sắc hơn.
  • Đạm cá đặc biệt hiệu quả với hoa hồng. Kích thích mầm mới, đám chồi, và hạn chế côn trùng, bọ trĩ.

Cây lương thực và cây công nghiệp:

  • Cải tạo kết cấu đất và cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trên diện tích lớn.
  • Đạm cá cần thiết trên đất bạc màu, đặc biệt tăng cường mùa bội thu của lúa.

Cây thân gỗ:

  • Cân bằng sự phát triển, chuyển hóa năng lượng, giảm độc tố trong cây.
  • Kích thích sinh trưởng và tạo ra hoa trái trĩu cành.

Cây sầu riêng và cây ăn trái:

  • Hạn chế tình trạng xơ cứng ở sầu riêng.
  • Tăng năng suất và ngăn chặn quả rụng khi được tưới tiêu với phân đạm cá.

Rau:

  • Phù hợp cho cây rau với chu kỳ sinh trưởng ngắn.
  • Hấp thu dưỡng chất nhanh. Tăng khả năng chống sâu bệnh và giảm độc tố trên rau

3. Những hướng dẫn khi sử dụng phân đạm cá

  • Sử dụng phân đạm cá cùng với phân bón hữu cơ khác. Tránh sử dụng cùng lúc với phân hóa học và nên tách biệt 2 thời điểm bón.
  • Xen kẽ việc áp dụng dung dịch đạm cá và phân đạm cá tự làm. Điều chỉnh loại phân bón phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây.
  • Hạn chế bón đạm cá khi cây đang trong giai đoạn ra hoa và tạo củ. Thay vào đó, tăng lượng phốt pho để hỗ trợ cây ra hoa mạnh mẽ và phát triển tốt.

4. Cách dùng đạm cá hiệu quả

Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng

4.1 Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây trồng công nghiệp:

Tưới gốc cho cây ăn quả:

  • Pha 1 lít đạm cá/200 lít nước.
  • Sử dụng 10-20 lít/ha/lần, thực hiện khoảng 4 lần/năm.

Tưới cây sầu riêng khi non, mới trồng:

  • 1 lít phân đạm cá/250 lít nước.
  • Tưới định kỳ 1 tuần/lần, mỗi gốc 3-5 lít.

Các loại cây như bưởi, xoài, cam quýt, nho, mãng cầu, ổi:

  • 1 lít đạm cá/250 lít nước.
  • Tưới mỗi gốc 5-7 lít, 1 tháng tưới 1 lần.
  • Bổ sung các loại phân chuyên dùng cho cây ăn trái để tăng cường.

4.2 Cách dùng đạm cá hiệu quả cho cây lương thực:

  • Dùng 1 lít đạm cá/200 lít nước sạch để tưới đều cho 1 ha/lần.
  • Sử dụng dung dịch đạm cá pha loãng và phun trên diện rộng.
  • Lựa chọn các loại phân bón chuyên dùng cho lúa như:
    • Phân bón NPK BigOne Lúa F2.
    • Phân NPK BigOne Lúa F1 (25kg).
    • Loại phân NPK Seven Lúa F1 hoặc F2.

4.3 Cách dùng đạm cá hiệu quả cho rau:

  • Thực hiện bón đạm cá cho rau mỗi 5-7 ngày/lần.
  • Sử dụng khoảng 500ml đạm cá/20 lít nước và tưới trên diện hoa màu rộng khoảng 5 ha.
  • Nếu không có đạm cá, có thể chọn các loại phân bón chuyên về hoa màu hoặc rau như:
    • Phân bón NPK 15-15-15+TE.
    • Phân bón NPK 13-13-13+TE.

4.4 Cách dùng đạm cá hiệu quả cho lan, hồng, hoa:

Tưới vào gốc hoa hồng và lá:

  • Pha 50-100 ml/20 lít nước.
  • Sử dụng 5-10 lít/ha/lần.
  • Lựa chọn các loại phân bón cho hoa hồng khác nhau như Humax, phân bón rong biển tùy thuộc vào thời điểm quan trọng.
  0586.55.99.88