Phân hữu cơ là gì? Ưu và nhược điểm phân hữu cơ

Phân hữu cơ là gi

Phân hữu cơ là gì? Nó đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp ngày nay. Với hàng trăm nhãn hiệu và thành phần khác nhau. Để lựa chọn đúng, người nông dân cần hiểu rõ về loại cây trồng, đất đaiưu, nhược điểm của phân để đạt hiệu quả cao.

Phân hữu cơ trong nền nông nghiệp bền vững

Chất hữu cơ trong đất quyết định tính chất lý, hóa, và sinh học của nó. Ảnh hưởng đến độ phì nhiêu, khả năng giữ ẩm, và đệm chất dinh dưỡng. Bón phân hữu cơ là biện pháp tối ưu để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Tăng sức đề kháng cây trồng, và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng phân hữu cơ là một thói quen truyền thống có ảnh hưởng lâu dài trên toàn cầu và tại Việt Nam.

Phân hữu cơ là gì?

1. Phân hữu cơ là gì? 

Phân hữu cơ là loại phân bón được tạo ra từ chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư cây cỏ, sản phẩm nông nghiệp, than bùn, … Ngoài ra, còn có chất thải hữu cơ từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản.

Phân này chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung, và vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ. Hỗ trợ cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, cung cấp vi sinh vật, mùn và chất hữu cơ cho cây trồng.

2. Phân loại phân hữu cơ

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ chia thành 2 nhóm:

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp (bao gồm phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh, và hữu cơ khoáng)
  • Phân bón hữu cơ truyền thống (như phân rác, xanh, chuồng, …).

2.1 Phân hữu cơ truyền thống

Phân có nguồn gốc từ chất thải của con người, động vật, và chế phẩm nông nghiệp. Chế biến theo phương pháp ủ truyền thống. Bao gồm phân xanh, rác thải hữu cơ và than bùn.

2.2 Phân hữu cơ công nghiệp

Bao gồm phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ khoáng và phân hữu cơ sinh học.

  • Phân hữu cơ chế biến: Có hàm lượng hữu cơ khoảng 22% trở lên, Nts không thấp hơn 2,5%, pHH2O từ 5-7.
  • Phân hữu cơ khoáng: Sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ kết hợp với yếu tố dinh dưỡng khoáng. Đạt tiêu chuẩn như hàm lượng hữu cơ không thấp hơn 15% và độ ẩm không quá 25%.
  • Phân hữu cơ sinh học: Sản xuất từ quy trình lên men với tiêu chuẩn. Bao gồm: hàm lượng hữu cơ cao hơn 22%, độ ẩm dưới 25%, Nts không thấp hơn 2,5%. Còn các yếu tố khác như acid humic và chất sinh học.
  • Phân vi sinh: Chứa vi sinh vật có ích với mật độ không thấp hơn 1×108 CFU/g (ml).
  • Phân hữu cơ vi sinh: Sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ. Chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích. Với mật độ không thấp hơn 1×106 CFU/g (ml).

3. Ưu và nhược điểm phân hữu cơ

Phân hữu cơ là gì?

3.1 Ưu điểm phân hữu cơ

  • Chất hữu cơ cao, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Cải tạo đất, thay đổi cấu trúc đất, làm đất tơi xốp.
  • An toàn, ít gây ngộ độc, không làm chua đất, cân bằng pH.
  • Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học. Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất.
  • Chi phí thấp, tận dụng nguồn hữu cơ tại chỗ.
  • Bảo vệ môi trường, giảm xói mòn đất.

Trồng trọt theo hướng hữu cơ, người làm vườn chú trọng đến sức khỏe đất và chất lượng sản phẩm. Việc ưu tiên sử dụng phân hữu cơ giúp cải thiện độ phì nhiêu đất. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Hàm lượng hữu cơ dồi dào hỗ trợ vi sinh vật đất. Duy trì mối quan hệ cộng sinh trong đất.

3.2 Nhược điểm phân hữu cơ

  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp đối với nhiều loại phân hữu cơ.
  • Phân giải chậm, cung cấp dinh dưỡng không kịp thời.
  • Cần xử lý trước để tránh gây bệnh và mùi hôi.
  • Giá cao và lượng phân cần dùng nhiều.

sử dụng phân hữu cơ mà không hiểu rõ có thể dẫn đến hiệu quả thấp. Nhiều nông dân vẫn bón phân chuồng tươi chưa ủ hoai. Không nhận ra rằng điều này có thể mang lại nguồn bệnh và mầm cỏ dại cho vườn.

4. Kết Luận

Phân hữu cơ, trong xu hướng chuyển đổi nông nghiệp hướng về sự bền vững. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng đất.  Với ưu điểm đặc biệt là tính bền vững và an toàn với môi trường, đã làm cho nó trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhiều nông dân và người chơi nông nghiệp. Quan trọng nhất là sự hiểu biết và ứng dụng đúng đắn để tận dụng tối đa lợi ích của phân hữu cơ trong quá trình canh tác.

  0586.55.99.88