Phân vi sinh là gì? Đặc điểm nổi bật

Phân vi sinh là gì

Phân vi sinh là gì? Ngày nay, có sự gia tăng đáng kể trong ứng dụng các phương pháp trồng trọt và làm vườn an toàn và bền vững.

Bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp sử dụng phân hữu cơ vi sinh, một giải pháp tự nhiên và hiệu quả để nuôi dưỡng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Tìm hiểu phân vi sinh là gì? Đặc điểm nổi bật của chúng

Phân vi sinh là gì?

Hiện nay, việc sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt và làm vườn ngày càng phổ biến. Các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón sinh học, phân hữu cơ khoáng được ưa chuộng với nhiều lợi ích. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Phân bón này chứa các chất thải từ động vật, phế phẩm thực vật, nông lâm thủy sản, than bùn và rác thải hữu cơ. Được ủ hoai mục, tạo ra môi trường thuận lợi cho côn trùng và vi sinh vật. Điều này giúp duy trì hệ sinh thái cân bằng cho đất.

Loại phân bón này có chứa nhiều vi sinh vật có ích như Bacillus sp., Trichoderma sp., Azotobacter sp., Streptomyces sp. Sử dụng nó giúp cải tạo đất. Làm cho đất trở nên tơi xốp và giữ ẩm tốt. Đặc biệt, giúp giữ chặt các chất khoáng tránh bị bay hơi hoặc rửa trôi.

Ngoài ra, loại phân này còn bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất. Tăng cường khả năng trao đổi chất. Từ đó giúp phòng trừ bệnh hại và tăng sức đề kháng cho cây trồng.

1. Đặc điểm phân vi sinh

Phân bón vi sinh chứa nhiều loại vi sinh vật có lợi như:

  • Nấm Trichoderma: Ngăn chặn nấm bệnh, giảm xenlulose. Thúc đẩy chuyển hóa chất dinh dưỡng. Hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.
  • Nấm Paecilomyces lilacinus (nấm tím): Tiêu diệt côn trùng gây hại trong đất và ký sinh trên tuyến trùng. Như Harposporium anguillulae, Haptocilium sp.
  • Nấm Beauveria bassiana (nấm trắng), Metarhizium anosipliae (nấm xanh), Nomuraea: Chống lại sâu bọ, rệp sáp, nhện đỏ. Bảo vệ cây trước những sự phá hoại từ chúng.
  • Vi khuẩn Bacillus spp.: Ngăn chặn nấm bệnh. Chuyển hóa đạm và lân thành dạng dễ tiêu. Kích thích sự phát triển của cây trồng. Bảo vệ bộ rễ và cải tạo đất trồng.
  • Vi khuẩn Azotobacter sp., Rhizobium sp.: Cố định đạm và cung cấp dinh dưỡng. Hỗ trợ sự phát triển của cây.
  • Xạ khuẩn Streptomyces sp., Actinomyces sp.: Phân giải xenlulose mạnh. Thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ, và sản xuất enzym ức chế nấm gây hại.

2. Ưu điểm phân vi sinh

Phân vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh là nguồn dinh dưỡng phong phú, có lợi cho cây trồng, đất và môi trường. Sử dụng chúng khi trồng mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng. Với lượng dưỡng chất hợp lý có thể hấp thụ hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn.
  • Tăng cường khả năng giữ ẩm, phân, và nước trong đất. Giúp đất trở nên tơi xốp hơn và thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ.
  • Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ vi sinh vật trong đất.Bổ sung thêm vi sinh vật cho đất.
  • Ngăn chặn sự phát triển của dịch bệnh và vi sinh vật có hại trong đất trồng.
  • Được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Phân bón vi sinh thân thiện với con người, cây trồng, động vật và môi trường.

3. Nhược điểm phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh thấp dinh dưỡng và thời gian ủ kéo dài.

  • Hiệu suất chậm, thời gian ủ lâu: Đợi thời gian ủ là bước không thể tránh khỏi, làm chậm quá trình phân giải so với phân vô cơ hoặc các loại phân khác.
  • Dinh dưỡng hạn chế: Phân chỉ cung cấp lượng nhỏ vi sinh vật có lợi. Không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
  • Quá trình ủ: Cần thực hiện đúng cách, tỉ lệ, và thời gian để tránh mất chất dinh dưỡng và nguy cơ mùi hôi hoặc vấn đề khác phát sinh.
  • Hạn sử dụng: Việc sử dụng phân cần tuân thủ thời hạn quy định. Nguy cơ mất vi sinh vật trong phân nếu không sử dụng kịp thời. Loại phân hữu cơ thường chỉ phù hợp cho một nhóm cây cụ thể và không linh hoạt cho nhiều loại cây.

Phân vi sinh là loại phân bón chứa vi khuẩn, nấm giúp cải thiện chất đất. Điểm đặc biệt là tăng cường dinh dưỡng tự nhiên, chống chịu bệnh tật, giảm phụ thuộc vào phân hóa học, đồng thời bảo vệ môi trường. Sử dụng phân vi sinh hỗ trợ nông nghiệp bền vững và tạo đất đai khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng gây hại cây trồng và hệ sinh thái

  0586.55.99.88